NHỊ THẬP TỨ HIẾU
Đây là 24 gương hiếu thảo của người xưa ở bên Tàu được truyền tụng. Nhà văn Quách Cự Nghiệp, một học giả đời nhà Nguyên bên Tàu sưu tập và viết ra.
Ở Việt Nam, ông Lý Văn Phức (1785-1849), đậu Cử Nhân, làm quan dưới ba triều vua nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) là nhà văn chủ trương đạo đức, liền dịch truyện Nhị Thập Tứ Hiếu của Quách Cự Nghiệp ra quốc văn theo thể thơ song thất lục bát, để dễ truyền bá mà răn dạy người đời là phải có hiếu với cha mẹ.
Nho giáo dạy rất kĩ về Nhơn đạo, lấy chữ Hiếu làm căn bản đạo đức con người (Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu). Người không hiếu với cha mẹ thì nhứt định không có đạo đức, không dùng được.
Đạo Cao Đài với chủ trương Nho Tông Chuyển Thế nên luôn luôn đề cao Trung, Hiếu và Nhơn, Nghĩa. Hiếu là đức tánh làm đầu mối cho mọi đức tánh khác. Trước là phải hiếu thảo với cha mẹ phàm trần, sau đó còn phải hiếu với hai Đấng Cha Mẹ Thiêng Liêng là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
Do đó, nơi mặt tiền Báo Ân Từ trong Nội Ô Toà Thánh Tây Ninh, Hội Thánh có cho đắp nổi 24 bức tranh nhắc lại sự tích Nhị Thập Tứ Hiếu để nhắc nhở người tín đồ Cao Đài phải lấy chữ Hiếu làm đầu.
Thư Viện
Thánh Ngôn/ Phật Ngôn